Bảo dưỡng động cơ điện 1 pha

Khái quát chung về động cơ điện 1 pha
1. Nhiệm vụ, chức năng của động cơ điện 1 pha
Biến đổi điện năng thành cơ năng truyền mômen đến các máy công tác
dùng trong sản xuất nông nghiệp
2 Phân loại động cơ điện 1 pha
Động cơ khởi động bằng tụ điện hoặc động cơ khởi động bằng vòng ngắn mạch
3 Sơ đồ cấu tạo của động cơ điện 1 pha

%image_alt%%image_alt%%image_alt%%image_alt%
Động cơ dùng rotor lồng sóc
Vỏ động cơ và stator
Rotor
Dây quấn rotor
4 Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 pha
Cho dòng điện xoay chiều hình sin chạy vào dây quấn stator thì từ trường stator có phương không đổi nhưng có độ lớn thay đổi hình sin theo thời gian gọi là từ trường đập mạch B= Bm sin ωt cosα, từ trường này sinh ra dòng điện cảm ứng trong dây quấn rotor tạo ra từ thông rotor chống lại từ thông stator do đó rotor không thể tự quay, để rotor quay cần dùng dây quấn phụ và tụ để khởi động.
Từ thông và lực từ tác dụng lên rotor
Từ trường đập mạch
Ngoài ra, để cải thiện đặc tính làm việc và mômen khởi động ta dùng hai tụ điện. Một tụ khởi động và một tụ thường trực. Khi khởi động tốc độ động cơ đạt đến 75÷85% tôc
độ đồng bộ tụ khởi động được cắt ra khỏi cuộn phụ chỉ còn tụ điện thường trực nối với cuộn dây phụ làm việc bình thường.
5 Những hư hỏng của động cơ điện 1 pha
– Không khởi động được động cơ hoặc động cơ quay chậm do hỏng tụ điện
– Động cơ hoạt động có tiếng ồn lớn do bi đỡ trục mòn hoặc vỡ.
– Động cơ không hoạt động do hỏng stator, rotor.
Làm sạch bên ngoài
1 Làm sạch nắp trước
Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài nắp trước của động cơ
2 Làm sạch nắp sau
Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài nắp sau của động cơ
3 Làm sạch vỏ stator
Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài stator của động cơ
Bảo dưỡng bi đỡ trục rotor
1 Tháo nắp trước
Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt nắp trước với stator
2 Tháo nắp sau
Dùng tuốcnơvít tháo nắp hộp bảo vệ quạt gió
Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt nắp sau với stator
3 Tháo nắp chắn mỡ ổ bi
Dùng dụng cụ chuyên dùng cạy nắp chắn mỡ ra khỏi áo bi Chú ý vị trí cạy và tránh biến dạng nắp chắn mỡ
4 Làm sạch ổ bi
Dùng giẻ lau làm sạch bên trong và bên ngoài ổ bi, làm sạch mỡ cũ
5 Tra mỡ mới vào ổ bi
Vừa bôi mỡ vừa ép chặt mỡ vào trong vòng bi
6 Lắp nắp chắn mỡ ổ bi
Đặt nắp chắn mỡ vào ổ bi đúng chiều
Dùng tay ép đều nắp chắn mỡ vào ổ bi sao cho nắp chắn mỡ vào khớp với áo bi
7 Lắp nắp trước
Dùng tuốcnơvít siết chặt các vít bắt nắp trước với stator
8 Lắp nắp sau
Dùng tuốcnơvít siết chặt các vít bắt nắp sau với stator
Dùng tuốcnơvít siết chặt các vít bắt nắp hộp bảo vệ quạt gió
Kiểm tra thay tụ điện của động cơ điện
1 Tháo tụ điện
Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt nắp hộp đấu dây
Dùng tuốcnơvít tháo các đầu dây điện stator và tụ điện
Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt tụ điện và giá đỡ tụ
2 Kiểm tra tụ điện
Dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo điện trở để mỗi đầu que đo vào 1 đầu dây tụ điện nếu đồng hồ báo ở 1 giá trị điện trở nào đó ( ≈ 0) sau đó kim đồng hồ nhanh chóng trở về ∞ là tụ điện tốt Dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo điện trở đảo đầu que đo so với trước rồi để vào đầu dây tụ điện nếu đồng hồ lại báo ở 1 giá trị điện trở nào đó ( ≈ 0) sau đó kim đồng hồ nhanh chóng trở về ∞ là tụ điện tốt
3 Lắp tụ điện
Dùng tuốcnơvít siết chặt các vít bắt tụ điện và giá đỡ tụ
Dùng tuốcnơvít siết chặt các đầu dây điện stator và tụ điện
Dùng tuốcnơvít siết các vít bắt nắp hộp đấu dây
Kiểm tra cách điện cuộn dây của động cơ điện
1 Tháo đầu nối dây ở hộp đấu nối
Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt ở cầu đấu nối dây tháo rời đầu dây điện ra
2 Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ máy
Dùng đồng hồ vạn năng thang đo điện trở một đầu que đo để vào 1 đầu dây của cuộn dây một đầu que đo còn lại để vào vỏ máy nếu giá trị đo được là ∞ thì cuộn dây được cách điện tốt
3 Lắp đầu nối dây ở hộp đấu nối
Dùng tuốcnơvít siết lại các vít bắt ở cầu đấu nối dây lắp lại đầu dây điện vào với tụ và dây nguồn.

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng kí ngay bây giờ

để nhận được nhiều tiện lợi và ưu đãi!