Một số trường hợp hay gặp của động cơ điện không đồng bộ 1 pha

1. Động cơ điện một pha chạy chậm. Phát ra tiếng ù ù, dòng áp tăng cao.
– Nguyên nhân :
+ Do bị sát cốt
+ Chập nội tại một vài vòng dây
– Phương pháp sửa chữa:
+ Xiết chặt lắp máy, cân chỉnh lại phần rôto, kiểm tra vòng bi, bạc đạn hoặc thay thế bạc đạn hoặc vòng bi
+ Kiểm tra bộ dây bằng gronha, nếu bộ dây bị chập nội tại thì quấn lại bộ dây.

2. Dùng tay quay thì động cơ điện mới khởi động được.
– Nguyên nhân:
+ Do tụ điện bị rò nên thông số của tụ điện bị thay đổi
+ Do cân chỉnh chưa đồng tâm
– Phương pháp sửa chữa:
+ Thay tụ mới phù hợp với động cơ điện
+ Cân chỉnh lại động cơ điện

3. Khi có điện, động cơ điện phát ra tiếng kêu lạ.
– Nguyên nhân:
+ Do vòng bi bị rỗ
+ Do vòng bi bị rơ dẫn đến sát cốt nên gây ra tiếng va chạm cơ khí
– Phương pháp sửa chữa:
+ Thay thế vòng bi mới đúng loại, đúng kỹ thuật.

4. Tụ điện hư liên tục khi quấn lại bộ dây stato.
– Nguyên nhân:
+ Sai số vòng cuộn đề(giảm số vòng) làm điện áp đặt lên tụ lớn hơn điện áp định mức của tụ
+ Thay tụ có điện dung bé hơn nên điện áp đặt lên tụ lớn hơn điện áp định mức của tụ
– Phương pháp sửa chữa:
+ Quấn lại cuộn dây động cơ
+ Thay tụ thích hợp với động cơ điện

5. Vỏ động cơ bị nhiễm điện
– Nguyên nhân
+ Do cách điện giữa cuộn dây và lõi thép bị đánh thủng thì quấn lại bộ dây khác
+ Kiểm tra và sửa lại đầu dây bị chạm vỏ
– Phương pháp sửa chữa:
+ Nếu do cách điện giữa cuộn dây và lõi thép bị đánh thủng thì quấn lại bộ dây khác
+ Kiểm tra và sửa lại đầu dây bị chạm vỏ

6. Động cơ không quay, roto bị hút chặt lệch về một bên, động cơ rung rất mạnh khi có điện
– Nguyên nhân:
+ Do vòng bi hoặc bạc quá dơ
+ Nắp máy bị lệch, roto chưa đồng tâm
– Phương pháp sửa chữa:
+ Thay bạc đạn hoặc vòng bi mới
+ Xiết chặt nắp máy, cân chỉnh lại phần roto

Một số lưu ý khác:
– Để đảm bảo an toàn và độ bền cho động cơ, các bạn nên bảo dưỡng định kỳ, để động cơ điện ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để động cơ ở nơi có độ ẩm cao.
– Khi quấn lại động cơ cần chú ý đến chất lượng dây quấn, số vòng dây, tiết diện dây…để tránh trường hợp hao hụt công suất động cơ điện.
– Khi phát hiện động cơ có hiện tượng bất thường việc đầu tiên phải ngắt nguồn điện ra khỏi động cơ, sau đó dùng Ampe kiểm tra dây có chạm vỏ hay không? Tùy vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể bạn có thể dùng các biện pháp khác (bút thử điện…) để kiểm tra và cần phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn khi sửa chữa kiểm tra các thiết bị điện.

Mọi chi tiêt vui lòng liên hệ :

Trần Đức Nghĩa

Công ty TNHH TM DV Kỹ Thuật Tương Lai

HP: 0973 386 761

email: nghiatd.watt@gmail.com

website: dongcogiamtoc.org

Chuyên cung cấp: Động cơ điện – Motor điện, Động cơ ABB – Motor ABB, Biến tần cũ, Biến tần Mitsubishi, biến tần, động cơ giảm tốc, hộp giảm tốc.

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng kí ngay bây giờ

để nhận được nhiều tiện lợi và ưu đãi!