Có rất nhiều loại động cơ điện và mỗi loại đều có kết cấu khác nhau nên sửa chữa bảo dưỡng cũng khác nhau. Các loại động cơ nhỏ và vừa thì đa phần bảo dưỡng là:
– Lau chùi, vệ sinh bên trong (tháo động cơ-motor điện, kiểm tra dầu, sơn, bìa cách điện…), vệ sinh bên ngoài máy
– Thay phớt, thay bi động cơ.
– Kiểm tra vệ sinh tủ điện điều khiển động cơ điện
Còn đối với động cơ trung thế thì ngoài công việc trên còn:
– Kiểm tra máy cắt và đưa máy cắt ra khỏi vùng làm việc,
– Bảo dưỡng thay thế chổi than,
– Kiểm tra điện trở nước (đối với động cơ trung thế khởi động bằng điện trở nước)…
Lưu ý:
– Phớt thì thường sử dụng trong các động cơ bơm: như bơm dầu chẳng hạn… khi phớt bi xơ cứng thì nên thay thế vì nếu chạy tiếp phớt sẽ không làm kín được hoàn toàn sẽ xảy ra hiện tượng xì dầu.
Vòng bi động cơ điện thì tùy vào tuổi thọ danh định của bi = thời gian hoạt động của động cơ mà thay. Có loại thì chỉ 3000-5000h là thay, nhưng cũng có loại từ 10000-18000h mới thay. Bi thì nên mua bi động cơ của SKF (made in Italy) là tốt nhất (không nữa thì made in Malaysia cũng được), tệ lắm thì xài thằng NSK cũng hay.
– Còn đo điện trở cách điện của dây quấn là sau khi đã bảo dưỡng xong, lắp ráp động cơ vào thì lúc đấy mới đo điện trở cách điện xem quá trình bảo dưỡng động cơ có xảy ra xây xát gì không, thường đo điện trở cách điện thì đo các pha với nhau: A-B; B-C; C-A
Đo các pha với vỏ (thường chọn một con ốc vít nào đó mà đo là chính xác nhất): A-vỏ; B-vỏ; C-vỏ
Cách đo kiểm khe hở ổ đỡ
– Đối với động cơ điện sử dụng vòng bi: ngoài việc dựa theo số giờ vận hành, bạn có thể dựa vào khe hở (độ rơ) của vòng bi. Mỗi kích thước vòng bi và mỗi loại vòng bi sẽ có 1 trị số khe hở tối đa cho phép. Muốn đo khe hở, người ta dùng một sợi dây chì mỏng nhét vào lòng vòng bi, rồi lăn vòng bi sao cho có 1 viên bi lăn qua, ép sợi dây chì vào khe hở giữa viên bi đó và vành ngoài. Sau đó, lấy sợi dây chì đó ra, dùng thước đo chiều dầy (pan me) để đo chỗ mỏng nhất.
– Trước khi lắp ráp, bạn nên cho mỡ vào vòng bi, không quá 2/3 thể tích khoảng trống bên trong. Một số động cơ có núm bơm mỡ từ bên ngoài. Với các động cơ dùng gối trục trượt phải đo khe hở giữa Rotor và Stator ở 4 vị trí đối xứng nhau.
– Đối với động cơ điện cao thế, sử dụng gối trục bạc trượt, người ta tháo nửa gối trên ra, sau đó đặt 5 miếng chì nhỏ: 1 vào mặt tiếp xúc giữa trục và nửa gối trục trên, 4 miếng còn lại vào 4 góc của mặt tiếp xúc 2 nửa gối trục (hai bên trục, mỗi bên 2 miếng).
Sau đó, lắp nửa trên của gối trục vào và xiết bulong cho vừa cứng tay, bảo đảm cả 4 miếng dây chì đều bị ép dẹp xuống. Sau đó mở ra, và đo chiều dầy của 4 mẩu dây chì đó.
Khe hở của gối trục được tính bằng trung bình cộng chiều dầy của 4 miếng góc, trừ đi chiều dầy của miếng giữa.
Đối với khe hở giữa gối trục và hộp gối trục, tính ra phải là số âm, nghĩa là phải có độ găng lắp ghép. Nếu không đạt được độ găng cần thiết, phải tính toán để lắp thêm những miếng shim mỏng có chiều dầy chính xác vào giữa nửa gối trên và hộp gối trục.
Sau khi lắp ráp cần làm thí nghiệm gồm một số các hạng mục như sau:
Đo điện trở một chiều của động cơ:
Đo lần lượt các pha AB, BC, CA. Nếu động cơ có 6 điểm đưa ra ngoài thì đo AX, BY, CZ. trị số giữa 3 pha không lệch nhau quá 3%, và không lệch quá 3% so với lần đo trước đó. Với các động cơ nhỏ, có thể đo bằng cầu Wheaston. Với động cơ lớn phải dùng Micro Ohm kế hoặc dùng phương pháp Volt/ampere.
Đo điện trở cách điện của động cơ điện.
Đối với động cơ hạ thế, chỉ cần đo R cd. Đối với động cơ cao thế phải đo 2 trị số ở 15 giây và 60 giây. Tính hệ số hấp thu R60/R15.
Đo điện trở cách điện gối trục: Với một số động cơ cao thế công suất lớn, có thể 1 trong 2 gối trục được cách điện để ngăn cản dòng điện trục. Do đó cần phải đo cách điện của gối trục.
Chạy động cơ điện không tải.
Đo dòng điện không tải, độ rung không tải.
Chạy động cơ có tải, đo dòng có tải, độ rung có tải, các thông số của tải (thí dụ áp suất, lưu lượng của bơm…)
Giữ tải trong thời gian 30 phút, đo nhiệt độ thân và hai đầu chỗ gối trục.
Chuyên cung cấp Động cơ điện – Motor điện, Động cơ ABB – Motor ABB, Biến tần cũ, Biến tần Mitsubishi, biến tần, động cơ giảm tốc, hộp giam toc, Biến tần cũ