Là sự kết hợp của hộp giảm tốc và motor. Có rất nhiều loại giảm tốc khác nhau: động cơ giảm tốc bánh răng chân đế hoặc mặt bích, động cơ giảm tốc Cyclo, hoặc động cơ giảm tốc hành tinh.
Động cơ giảm tốc (motor giảm tốc) = động cơ điện + hộp số giảm tốc.
Là thiết bị truyền động dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Chức năng là truyền động cho các thiết bị cơ cấu khác. Giúp thay đổi tốc độ giảm từ tốc độ cao xuống tốc độ phù hợp đã được tính toán từ trước, người ta gọi tính toán này là tỉ số truyền.
Tốc độ motor là cố định ( 4P 1500 rpm, 6P 900 rpm, 2P 3000 rpm). Do tốc độ motor cố định thường cao nên khi truyền động cho cơ cấu chuyển động khác ( ví dụ băng tải, thiết bị nâng hạ, máy khuấy, thang máy, xi lanh hành trình…vv thì sẽ dẫn đến tốc độ đầu cuối cao, chính vì vậy người ta gắn sau động cơ 1 thiết bị để giảm tốc từ cao xuống thấp gọi là hộp giảm tốc, thông qua hộp giảm tốc đã được tính toán sản xuất sẵn theo một tỉ số truyền nhất định, tốc độ từ động cơ truyền qua sẽ thay đổi xuống tùy theo tỉ số truyền của hộp giảm tốc.
Do thiết kế cơ khí của thiết bị động cơ giảm tốc có nhiều loại khác nhau, từ đó sẽ phát sinh nhiều kiểu hộp giảm tốc khác nhau tùy thuộc vào thiết kế bánh răng, truyền đông cơ khí và vật liệu.
Hộp giảm tốc bao gồm các thiết kế: loại truyền động bánh răng thẳng, bánh răng côn, bánh vít trục vít, bánh răng hành tinh, cyclo, ở mỗi loại truyền động này có thể có lắp mặt bích hoặc chân đế, hoặc có lỗ cốt âm hoặc dương tùy thuộc vào kiểu lắp cơ khí mong muốn.
Ứng dụng của động cơ giảm tốc:
- công nghiệp nâng hạ
- than đá và vật liệu xây dựng
- khuấy trộn chất sệt cao
- máy nghiền, máy cán
- máy sấy, lò quay, nghiền và sàn
ưu điểm: dùng cho các ngành tải trong nặng, thiết kế máy nhỏ gọn, momen tải trọng lớn
bao gồm hộp giảm tốc rời và động cơ gắn liền hộp giảm tốc.
kiểu lắp: chân đế, mặt bích, truyền động trục trơn và then hoa.
Một động cơ bao gồm động cơ thường và hộp số giảm tốc lắp vào với nhau như vậy, người ta gọi đó là “động cơ giảm tốc”. Công dụng chính của động cơ giảm tốc là giảm số vòng quay, tăng mô-men xoắn.
Trong động cơ giảm tốc thì hộp số giảm tốc có công suất truyền lớn hơn công suất động cơ. Khi làm việc càng nặng thì càng phải chọn công suất truyền càng lớn để đảm bảo độ bền của các bánh răng trong hộp số.
Sở dĩ người ta không chế tạo ra các động cơ có tốc độ quay chậm để phù hợp với nhu cầu cụ thể của người sử dụng vì thực tế có rất nhiều nhu cầu khác nhau khó có thể chế tạo được động cơ với tốc độ bất kỳ. Thêm vào đó, động cơ quay nhanh thì nhỏ gọn, dễ chế tạo và giá rẻ hơn động cơ quay chậm với cùng 1 công suất.
Ngày nay, đa số các động cơ giảm tốc được sản xuất cho các ứng dụng công nghiệp là động cơ điện xoay chiều (AC). Tuy nhiên, động cơ giảm tốc DC cũng được sử dụng ứng dụng trên xe như di chuyển cần gạt nước, tời điện hay ròng rọc.
Ngày nay có nhiều động cơ giảm tốc để người sử dụng lựa chọn như: động cơ giảm tốc Dolin – Taiwan, Wansin – Taiwan, Tunglee – Taiwan,… nó được ứng nhiều trong ngành công nghiệp như: trong khuấy trộn hóa chất, gạt bùn trong hệ thống xử lý nước thải, trong các ngành sản xuất băng tải, dây chuyền xi măng, công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc, trạm trộn bê tông,…
Chuyên cung cấp Động cơ điện – Motor điện, Động cơ ABB – Motor ABB, Biến tần Mitsubishi, biến tần ABB, động cơ giảm tốc, hộp giam toc,
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.