Động cơ điện hoạt động như thế nào

Cơ chế hoạt động chung ở tất cả các động cơ đều giống nhau (Hình 1):
Dòng điện trong từ trường chịu tác dụng của một từ lực.
Nếu dây dẫn được khép mạch, hai nhánh đối xứng của mạch sẽ chịu các lực tác dụng ngược chiều nhau (ngẫu lực) theo phương vuông góc với véc tơ đường sức từ.
Ngẫu lực này tạo ra mô men làm quay cuộn dây.
Các động cơ điện trên thực tế có một số mạch vòng trên phần ứng để tạo ra các mô men đồng đều và tạo ra từ trường nhờ sự sắp xếp hợp lý các nam châm điện, được gọi là các cuộn cảm. Để hiểu rõ về động cơ, cần hiểu được tải động cơ là gì. Tải liên quan đến mô men đầu ra của động cơ ứng với tốc độ yêu cầu. Tải thường được phân thành ba nhóm (BEE India, 2004):
Tải mô men không đổi là tải yêu cầu công suất đầu ra có thể thay đổi cùng với tốc độ hoạt động nhưng momen quay không đổi. Băng tải, lò quay và các bơm pittông là những ví dụ điển hình của tải mô men không đổi.
Tải mô men thay đổi là những tải mà mô men thay đổi khi tốc độ hoạt động thay đổi. Bơm ly tâm và quạt là những ví dụ điển hình của tải mô men thay đổi (mô men tỷ lệ bậc hai với tốc độ).
Tải công suất không đổi là những tải mà các yêu cầu mô men thường thay đổi ngược với tốc độ. Những máy công cụ là ví dụ điển hình về tải công suất không đổi.
Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành công nghiệp Châu Á

Thiết bị sử dụng điện: Động cơ điện Các thành phần của động cơ điện thay đổi tuỳ theo các loại động cơ khác nhau, và sẽ được mô tả mỗi loại động cơ ở phần hai.

bg2
Hình 1. Nguyên tắc cơ bản hoạt động của động cơ (Nave, 2005)

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng kí ngay bây giờ

để nhận được nhiều tiện lợi và ưu đãi!