Giải pháp năng lượng động cơ điện

 CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ

Phần này nêu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của động cơ điện.

1 Thay động cơ điện tiêu chuẩn bằng động cơ điện hiệu suất cao

động cơ điện hiệu suất cao được thiết kế chuyên dụng để tăng hiệ u suất hoạt động so với động cơ điện tiêu chuẩn. Các cả i tiến thiết kế tập trung vào việc làm giảm tổn thất bên trong động cơ điện, bao gồm việ c sử dụng thép silic có tổn thất sắt từ thấp hơn, lõi dài hơn (để tăng chất kích hoạt), dây dày hơn ( để giảm trở kháng), lá thép mỏng hơn, khoảng trống không khí giữa stato và rôto nhỏ hơn, sử dụng đồng thay cho các thanh nhôm trong rôto, các vòng đệm tốt hơn và quạt nhỏ hơn, vv….

động cơ điện hiệu suất cao có dải công suấ t thiết kế và mức đầy tải rộng. Hiệu suất cao hơn động cơ điện tiêu chuẩ n t ừ 3% tới 7% như cho trong hình 12. Bảng 2 đưa ra các giải pháp cải tiến thường được sử dụng trong thiết kế động cơ điện hiệu suấ t cao.

Hình 12. So sánh giữa động cơ điện hiệu suất cao và động cơ điện chuẩn

Do phải thực hiệ n các giải pháp cải thiện hoạt động của động cơ điện, chi phí của động cơ điện hiệu suất cao cao hơn chi phí của động cơ điện tiêu chuẩn. Phần chi phí cao hơn sẽ được hoàn vốn rất nhanh nhờ giảm chi phí vận hành, nhất là với các ứng dụng mới hoặc thay thế các động cơ điện hết thời hạn sử dụng. Nhưng thay thế các động cơ điện đang dùng mà chưa hết thời gian sử dụng bằng các động cơ điện hiệ u suất cao không phải lúc nào cũng khả thi về mặt tài chính, và vì vậy, chúng tôi đề xuất chỉ thay những động cơ điện này bằng động cơ điện hiệu suất cao khi những động cơ điện này hỏng.

Bảng 2. Những khu vực nâng cao hiệu suất ở động cơ điện hiệu suất cao

(BEE Ấn Độ, 2004)

Khu vực tổn thất điện Nâng cao hiệu suất
1.Sắt Sử dụng thép tấm mỏng hơn vì tổn thất lõi sắt thấp hơn sẽ giúp giảm tổn thất dòng xoáy.

Lõi dài hơn sẽ cần sử dụng nhiều thép hơn trong thiết kế, làm giảm tổn thất nhờ giảm mật độ từ thông sinh ra.

2. Stato I2R Sử dụng bộ dẫn lớn hơn bằng đồng giúp tăng diện tích tiết diện của các cuộn dây trong stato. Nhờ vậy làm giảm trở kháng (R) của cuộn dây và giảm tổn thất do cường độ dòng điện (I)
3. Rôto I2R Dùng những thanh dẫn rôto lớn hơn để tăng tiết diện, nhờ vậy giảm trở kháng dẫn (R) và tổn thất do cường độ dòng (I)
4. Ma sát và quấn dây Sử dụng thiết kế quạt tổn thất thấp giảm tổn thất do chuyển dịch không khí
5. Tổn thất rò tải Sử dụng thiết kế tối ưu và quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ để giảm thiểu tổn thất rò tải

2 Giảm mức non tải (và tránh sử dụng động cơ điện quá lớn)

Như đã giải thích ở phần 3, non tải sẽ làm tăng tổn thất, giảm động c ơ. Non tải có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến quả, vì một số lý do sau:

hiệu suất và hệ số công suất của động cơ điện hoạt động không hiệu

  • Nhà sản xuất thiết bị có xu hướng sử dụng hệ số an toàn (hệ số dự trữ công suất) lớn hơn khi chọn động cơ điện.
  • Thiết bị thường được sử dụng non tải. Ví dụ như các nhà sản xuất máy công cụ đưa ra hiệu suất định mức của động cơ điện cho mức đầy tải. Trên thực tế, người sử dụng rất ít khi cần mức công suất 100%, dẫn đến việc thiết bị vận hành ở mức non tải trong phần lớn thời gian.
  • Những động cơ điện lớn hơn được lựa chọn để giúp duy trì đầu ra ở mức mong muốn kể cả khi điện áp đầu vào thấp một cách bất thường.
  • Những động cơ điện lớn được lựa chọn cho những ứng dụng cần mô men khởi động cao nhưng những động cơ điện nhỏ hơn được thiết kế cho mô men cao có thể phù hợp hơn.

Nên lựa chọn kỹ công suất của động cơ điện dựa trên đánh giá chi tiết về mức t ải. Nhưng khi thay một động cơ điện quá lớn bằng một động cơ điện khác nhỏ hơn, cũng cầ n phải tính đến hiệu suất tiềm năng đạ t đượ c. Những động cơ điện lớn hơn vốn có hiệu suất thiết kế cao hơn động cơ điện nhỏ hơn. Vì vậy, nhìn chung chúng tôi không đề xuất thay thế động cơ điện hoạt động ở mức 60 – 70% công suất hoặc cao hơn. Mặt khác, không có nguyên tắc cứng nhắc trong vi ệc lựa chọn động cơ điện và cầ n đánh giá tiềm năng tiết kiệm dựa trên từng trường hợ p. Ví dụ như, nế u một động cơ điện nhỏ hơn là động cơ điện hiệu suất cao và động cơ điện đang dùng không phải là động cơ điện hiệu suất cao, thì có thể cải thiện hiệu suất.

Nếu những động cơ điện luôn hoạt động ở mức tả i dưới 40% công suất thiết kế, có thể áp dụng một phương pháp hiệu quả và không tốn kém là đấ u sao. Vi ệc thay đổi từ kiểu đấu tam giác tiêu chuẩn sang đấu sao chỉ gồm việc đấu lại dây tại hộp đầu dây.

Vận hành ở dạng nối sao sẽ làm giảm điện áp theo hệ số‘√3’. Ở dạng nối sao, động cơ điện sẽ giảm công suất, nhưng những đặc tính làm việ c như hàm củ a tả i sẽ không thay đổi. Vì vậy, động cơ điện nối sao s ẽ có hi ệu suấ t và hệ số công suất cao hơn khi hoạt động ở mức đầy tải so với khi hoạt động ở mức không đầy tải theo nối tam giác.

Tuy nhiên, vận hành động cơ điện nối sao chỉ có thể sử dụng cho các ứng dụng với yêu cầu tỷ số mô men/tốc độ thấp khi tải giảm. Ngoài ra, nên tránh chuyể n sang nối sao nếu động cơ điện được nối với thiết bị sản xuất có sản lượng phụ thuộc vào tốc độ của động cơ điện (vì tốc độ của động cơ điện giảm khi nối sao). Vớ i những thiết bị cần mô men ban đầu cao và yêu cầu mô men khi hoạ t động thấp, có thể sử dụng bộ khởi động Sao/ Tam giác để có thể đáp ứng được yêu cầu mô men ban đầu cao.

3 Chọn công suất động cơ điện cho tải thay đổi

Các động cơ điện công nghiệp thường hoạt động ở những điều kiện tải thay đổi do các yêu cầu của quá trình. Một kinh nghiệ m thực tế trong tình huống này là lựa chọn động cơ điện dựa trên mức tải cao nhất. Nhưng như vậy thì sử dụng động cơ điện sẽ tốn kém hơn vì nó chỉ hoạt động ở công suất tối đa trong những giai đoạn ngắn, và sẽ có nguy cơ động cơ điện bị non tải.

Một lựa chọn khác là chọn công suất của động cơ điện dựa trên đồ thị tải của một thi ết bị cụ thể. Đi ều này có nghĩa là công suất động cơ điện được chọn thấp hơn một chút so với mức t ải cao nhất và động cơ điện có thể bị quá tải trong một thờ i gian ngắn. Có thể áp dụng cách này vì nhà sản xuấ t thiết kế động cơ điện với một hệ số quá tải (thường là cao hơ n t ải định mức là 15%) để đảm bảo việc thỉng thoảng động cơ điện hoạt động quá tải sẽ không gây ra những hỏng hóc đáng kể.

Nguy cơ lớn nhất là việc động cơ điện bị quá nhiệt, đi ều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất của động cơ điện, t ăng chi phí vậ n hành. Một tiêu chí l ựa chọn công suất của động cơ điện là sự tăng nhiệt độ trung bình tính theo trọng số trong chu kỳ làm việc thực tế không được cao hơn mức tăng nhiệt độ khi vận hành ở chế độ đầy tải liên tục (100%). Quá nhiệt có thể xảy ra trong những trường hợp sau:

  • Thay đổi lớn về tải, như thường xuyên tắt/bật hoặc tải ban đầu cao
  • Thường xuyên và/hoặc bị quá tải trong một thời gian dài
  • Khả năng làm mát động cơ điện bị hạn chế , ví dụ như ở độ cao lớn, trong môi trường nóng hoặc khi động cơ điện bị bao kín hoặc bám bẩn.

Khi tải động cơ điện thay đổi nhiều trong một thời gian, có thể sử dụng phương pháp điều khiển tốc độ cùng với việc chọn công suất động cơ điện thích hợp (xem phần 4.8).

4 Nâng cao chất lượng điện

Hiệu suất của động cơ điện thường bị ảnh hưởng nhiều bởi chất l ượng của điện đầu vào. Chất lượng đi ện đầu vào do điện áp thực tế và tần số so với giá trị đị nh mức quyết định. Sự dao động về điện áp và tầ n số quá mức so với giá trị cho phép có tác động đáng kể đến hiệu suất của động cơ điện . Bảng 6 nêu lên những ảnh hưởng chung do sự dao động của điện áp và tần số đối với hoạt động của động cơ điện.

Sự mất cân bằng đi ện áp có thể ảnh hưở ng nhiều đến hiệu suất của động cơ điện, xả y ra khi các pha của động cơ điện ba pha không cân bằng. Điều này thường xảy ra do điện áp cấp cho các pha khác nhau. Cũng có thể là do kích thước dây ở hệ thống phân phối khác nhau. Ví dụ về tác động của mất cân bằng điện áp đối với hiệu suất của động cơ điện cho trong bảng 7.

  • Điện áp của mỗi pha trong hệ thống ba pha phải cân bằng, đối xứng và chênh nhau 120°. Cần duy trì cân bằng pha trong khoảng 1% để tránh làm hỏng động cơ điện và không được bảo hành bởi nhà sản xuất. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng điện áp: tải một pha chỉ lấy ở một pha, kích thước dây cáp khác nhau, hoặc sự cố mạch. Sự mất cân bằng này sẽ làm tăng tổn thất hệ thống và giảm hiệu suất động cơ điện.

Bảng 7. Tác động của mất cân bằng điện áp đối với động cơ điện không đồng bộ

(BEE India, 2004)

Ví dụ 1 Ví dụ 2 Ví dụ 3
% mất cân bằng điện áp*

0,30

2,30

5,40

Mất cân bằng cường độ (%)

0,4

17,7

40,0

Tăng nhiệt độ (oC)

0

30

40

* % mất cân bằng điện áp = (giá trị lệch tối đa so với điện áp trung bình cộng/ điện áp trung bình cộng) x 100

Có thể giảm thiểu sự mất cân bằng điện áp bằng cách:

  • Cân bằng các tải một pha sao cho bằng nhau giữa các pha.
  • Tách riêng tải một pha nào ảnh hưởng đến cân bằng tải hệ thống và cấp điện cho pha đó bằng một lưới riêng/máy biến áp riêng

5 Quấn lại

Một vấn đề phổ biến trong các doanh nghiệ p công nghiệp là quấn l ại các động cơ điện bị cháy. Số lượ ng các động cơ điện quấn lại ở một số doanh nghiệp chiếm hơn 50% toàn bộ động cơ điện. Cũng có khi quấ n lạ i cẩn thận sẽ giúp duy trì hiệu suất của động cơ điện ở mức như trước nhưng phầ n lớn là quấn lại làm giả m hiệu suất. Quấn lại có thể ảnh hưở ng đế n một số yếu tố dẫn đến giảm hiệu suất của động cơ điện : quấn không đúng thiết kế và biến dạng rãnh, làm giảm khả năng cách điện và t ăng nhiệt độ động cơ điện quá mức cho phép. Chẳng hạn, khi gia nhiệt để bóc các dây quấ n cũ, vật liệu cách điện có thể bị hư hại, làm tăng tổn thất do dòng điện xoáy. Mỗi thay đổi ở khoảng trống khí giữa rôto và stato có thể ảnh hưởng đến hệ số công suất và mô men đầu ra.

Tuy nhiên, nếu thực hiện các biện pháp thích hợp, có thể duy trì hiệu suất của động cơ điện sau khi quấn lại, và trong một số trường hợp có thể cải thiện hiệu suất nhờ thay đổi thiết kế quấn. Sử dụng dây với tiết diện lớn hơn, kích thước rãnh quấn thích hợp sẽ giúp giảm tổn thất stato và tăng hiệu suất. Tuy nhiên, nên duy trì thiết kế ban đầu của động cơ điện khi quấn lại, trừ khi có lý do đặc biệt liên quan đến tải cần thiết kế lại.

Có thể dễ dàng đánh giá tác động của vi ệc quấn lại với hiệ u suất và hệ số công suấ t của động cơ điện nếu biết được tổn thấ t không tả i của động cơ điện trước và sau khi quấn lại. Thông tin về tổn thất không tải và tốc độ không tải có thể tìm được trong tài liệu giới thiệ u về động cơ điện khi mua. Một chỉ số cho mức độ thành công khi quấn l ại là so sánh giữa dòng đi ện không t ải và trở kháng của stato ở mỗi pha của động cơ điện quấn lại với dòng không tải và trở kháng của stato ban đầu với cùng mức điện áp.

Khi quấn lại động cơ điện, cần lưu ý đến các yếu tố sau:

  • Chọn hãng được cấp chứng nhận ISO 9000 hoặc hãng là đại diện của Hiệp hội dịch vụ về điện (Electrical Apparatus Service Association).
  • động cơ điện có công suất nhỏ hơn 40 HP và đã sử dụng được hơn 15 năm (nhất là những động cơ điện đã được quấn lại) thường có hiệu suất thấp hơn nhiều so với loại động cơ điện hiệu suất cao hiện đang có trên thị trường. Tốt nhất là nên thay. Và tốt nhất là nên thay những động cơ điện không chuyên dụng có công suất nhỏ hơn 15 HP.
  • Nếu chi phí quấn lại vượt quá 50% – 65% so với giá của một động cơ điện hiệu suất cao mới, nên mua động cơ điện mới. Độ tin cậy và hiệu suất cao hơn sẽ nhanh chóng bù lại phần giá chênh hơn.

6 Điều chỉnh hệ số công suất bằng cách lắp tụ bù

Như đã lưu ý ở trên, động cơ điện hiệu suất toàn phần thấp hơn

không đồng bộ có đặc tính là hệ số công suất nhỏ hơ n 1, dẫn tới (và chi phí vận hành tổng cao hơn) của hệ thống điện nhà máy.

Tụ bù đấu song song với động cơ điện được sử dụng để nâng cao hệ số công suất. Tụ bù không giúp tăng hệ số công suất của bản thân động c ơ mà giúp tăng hệ số công suất của hệ thống phát dẫn điện. Lợi ích của việc điều chỉnh hệ số công suất bao gồm giảm công suất phản

kháng và công suất biểu ki ến (và nhờ vậy giảm tiền điện cho nhu cầu sử dụng), giảm tổn thất nhiệt I2R tiêu hao trên dây dẫn truớc tụ bù (nhờ vậy giảm chi phí sử dụng năng lượng), giảm

sụt áp trên đường dây (nhờ vậy giúp điều chỉnh điện áp) và tăng hiệu suất toàn phần của toàn bộ hệ thống điện.

Kích cỡ của tụ bù phụ thuộc vào công suấ t phản kháng không tải kVA (kVAR) ở động cơ điện. Kích thước của tụ bù không nên vượt quá 90% công suất phản kháng không tả i kVAR của động cơ điện vì những tụ bù lớn hơn sẽ dẫn đến đi ện áp cao làm cháy động c ơ. Chỉ có thể xác đị nh được kVAR của động cơ điện nhờ kiểm tra không tải của động cơ điện. Một cách khác là sử dụng hệ số công suất điển hình ở các động cơ điện tiêu chuẩn để xác định kích cỡ của tụ bù.

Thông tin thêm về hệ số công suất và tụ bù có trong phần Điện.

7 Tăng cường bảo trì

Phầ n lớn các lõi của động cơ điện được làm bằng thép silic hoặc thép cán ngu ội cacbon thấp, các đặc tính về điện không thay đổi đáng kể theo thời gian. Tuy nhiên, bảo trì kém có thể làm giảm hiệu suất động cơ điện theo thời gian và dẫn đến hoạt động không tin cậy của động cơ điện . Ví dụ như bôi trơn không thích hợ p sẽ làm tăng ma sát ở cả động cơ điện và thiết bị truyền động. Ma sat tăng làm tăng nhiệt độ động cơ điện, dẫn đến tổn thất làm tăng trở kháng trong động cơ điện.

Điều kiệ n môi trường xung quanh cũng có ảnh hưở ng tới hiệu suất của động cơ điện. Ví dụ như nhiệ t độ quá cao, quá nhiều bụi, môi trường ăn mòn và độ ẩm có thể làm hỏng lớp cách điện; ứng suất cơ học do tải biến đổi theo chu kỳ có thể gây lệch trục.

Để duy trì hiệu suấ t của động cơ điện, cần thực hiện bảo trì thích hợp. Danh mục các hoạt động bảo trì phù hợp bao gồm:

  • Thường xuyên kiểm tra hao mòn ở các ổ trục và vỏ động cơ điện (để giảm tổn thất do ma sát) và kiểm tra bụi, chất bẩn ở các đường thông gió của động cơ điện (để đảm bảo sự thoát nhiệt)
  • Kiểm tra điều kiện tải để đảm bảo động cơ điện không bị quá tải hoặc non tải. Thay đổi ở tải động cơ điện đo được là dấu hiệu về sự thay đổi của tải, cần tìm hiểu nguyên nhân của thay đổi này.
  • Bôi trơn thích hợp. Các nhà sản xuất thường đề xuất cách thức và thời điểm cần bôi trơn động cơ điện. Bôi trơn không chuẩn sẽ gây ra những trục trặc đã nêu ở trên. Bôi trơn quá mức cần thiết cũng sẽ gây ra những trục trặc, ví dụ như dầu hoặc mỡ dư thừa ở các ổ trục của động cơ điện sẽ chảy vào động cơ điện và thấm vào cách điện, làm hỏng hoặc gây nguy cơ cháy động cơ điện.
  • Định kỳ kiểm tra độ đồng trục của động cơ điện và phần được truyền động lắp với trục động cơ điện. Lệch trục sẽ nhanh chóng làm hỏng trục và ổ trục, làm hỏng động cơ điện và phần dẫn động.
  • Chắc chắn rằng dây dẫn và tủ điện có công suất và được lắp đặt thích hợp. Thường xuyên kiểm tra các tiếp xúc trên động cơ điện và thiết bị khởi động để đảm bảo chúng sạch và chặt.
  • Đảm bảo thông gió thích hợp và giữ sạch đường làm mát để thoát nhiệt, giảm tổn thất. Tuổi thọ của cách điện trong động cơ điện cũng có thể kéo dài: cứ mỗi mức tăng 10oC vượt quá nhiệt độ vận hành cho phép của động cơ điện, thời gian tới khi động cơ điện phải quấn lại giảm đi một nửa.

8 Điều khiển tốc độ ở động cơ điện không đồng bộ

Theo truyền thống, động cơ điện một chiều được sử dụng khi có yêu cầu về thay đổi tốc độ. Nhưng do các hạn chế của động cơ điện một chiều (đã giải thích ở phần 2), động cơ điện xoay chiều ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các ứng dụng đòi hỏi thay đổi tốc độ. Cả động cơ điện đồng bộ và động cơ điện không đồng bộ đều phù hợp với điều khiển thay đổi tốc độ.

Vì động cơ điện cảm ứng là động cơ điện không đồng bộ, thay đổi tần số cung cấp có thể làm thay đổi tốc độ. Cách thức điều khiể n ở một động cơ điện cụ thể phụ thuộc vào một số yếu t ố như chi phí đầu tư, độ tin cậy tải và các yêu cầ u đi ều khiể n đặc biệt khác. Điều này đòi hỏi phải xem xét chi tiết các đặ c tính tải, các dữ liệu quá khứ về điều khiển quá trình, các đặc điểm yêu cầu của hệ thống điều khiển tốc độ, các chi phí tiền điện và chi phí đầu tư.

Các đặc tính của tải (giải thích trong phần 1) là đặc biệ t quan trọng đối với việ c quyết định có nên thực hiện điều khiển tốc độ hay không. Tiềm năng tiết kiệm điện cao nhất đối với bộ điều khiển biến tốc -VSD thường là ở các ứng dụng có mô men thay đổi, ví dụ như bơm li tâm và quạt. Với các thiế t bị này, công suất yêu cầu tỉ lệ bậc ba với tốc độ. Tải có mô men cố định cũng phù hợp với VSD.

8.1 động cơ điện nhiều tốc độ

Các động cơ điện có thể được quấn sao cho có thể vận hành ở hai tốc độ, theo tỷ l ệ 2:1. động cơ điện cũng có thể đượ c quấn vớ i hai cuộn dây riêng biệ t, mỗi cuộn cho hai tốc độ, tổng cộng là 4 tốc độ. động cơ điện nhiều tốc độ có thể được thiế t kế cho các ứng dụng cần mô men không đổi, mô men thay đổi, hoặc công suất đầu ra không đổi. Các động cơ điện nhiều tốc độ phù hợp với các ứng dụng cần điều khiển tốc độ giớ i hạn (2 hoặc 4 tốc độ cố định thay vì thay đổi tốc độ trong một dải liên tục). Các động cơ điện loại này không kinh tế lắm vì hiệu suất của chúng thấp hơn so với động cơ điện một tốc độ.

8.2 Bộ điều khiển tốc độ vô cấp (VSDs)

Bộ điều khiển tốc độ vô cấp (VSDs) còn gọi là bộ biến t ần (inverter) có khả năng thay đổi tốc độ động cơ điện. Các thi ết bị này sẵn có trong dải t ừ vài kW đế n 750 kW. Chúng được thiết kế để điều khiển động cơ điện không đồng bộ tiêu chuẩn và có thể dễ dàng lắp đặt cho một hệ thống sẵn có. Bộ biến tần thường được bán riêng vì động cơ điện có thể đã có sẵn, nhưng cũng có thể mua bộ biến tần kèm với động cơ điện.

Khi tải thay đổi, bộ điều khiển tốc độ vô cấp hoặc động cơ điện hai tốc độ có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng ở các bơm li tâm và quạt xuống 50% hoặc hơn.

Một bộ điều khiển cơ bản bao gồm một bộ biến tần thực hiện chuyển đổi tần số từ 50 Hz sang các tần số và điện áp thay đổi tùy theo yêu cầu tải. Tần số thay đổi sẽ điều khiển tốc độ của động cơ điện tương ứng.

Hiện nay, có ba kiểu biến tần. Đó là (VVI), và Biến tần điều biến độ rộng

Biến tần dòng nguồn (CSI), Biến tần điện áp biến thiên xung (PWM).

8.3 Bộ điều khiển một chiều (DC)

Công nghệ điề u khi ển một chiều là công nghệ điều khiển tốc độ điện lâu đời nhất. Hệ thống điều khiển bao gồm một động cơ điện một chiều và một bộ điều khiển.

động cơ điện bao gồm các cuộn dây và phần ứng. Các cuộn cảm cần có kích từ một chiề u để động cơ điện hoạt động, thường là với mức đi ện áp không đổi từ bộ điều khiển. Các nối mạch phần ứng được thực hiện qua chổi than và bộ chuyển mạch. Tốc độ của động cơ điện tỷ lệ thuận với điện áp cấp.

Bộ điều khiển là bộ chỉnh lưu kiểu cầu điều khiển pha với các mạch logic để điều chỉnh điện áp một chiều cấp cho phần ứng của động cơ điện. Điều khiển t ốc độ thực hiện nhờ điều chỉnh điện áp phần ứng của động cơ điện. Thông thường, một máy phát tốc được lắp kèm để đảm bảo điều chỉ nh tốc độ chính xác. Máy phát tốc có thể lắp trên động cơ điện để phát các tín hiệu phản hồi tới bộ điều khiển.

8.4 Bộ điều khiển động cơ điện xoay chiều rôto dây quấn (động cơ điện không đồng bộ có vành trượt)

động cơ điện rôto dây quấn sử dụng một rôto cấ u tạo đặc biệt để có thể điều khiển tốc độ. Rôto động cơ điện gồm các cuộn dây được nâng khỏi động cơ điện bằng các vành trượt trên trục động cơ điện. Các cuộn dây đượ c nối với mạch điều khi ển, với các biến trở lắ p nối tiếp với các cuộn dây. Có thể đi ều khiển mô men động cơ điện bằng các bi ến trở này. Các động cơ điện rôto dây quấn phổ biến nhất trong khoảng từ 300 HP (sức ngựa) trở lên.

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng kí ngay bây giờ

để nhận được nhiều tiện lợi và ưu đãi!